Hình thành Caloris Planitia

So sánh kích thước ước tính ban đầu của khu vực Caloris (màu vàng) với kích thước dựa trên hình ảnh từ tàu thăm dò MESSENGER (màu xanh lam).

Thiên thể va chạm ước tính có đường kính ít nhất 100 kilômét (62 mi).[8]

Trong suốt khoảng một tỷ năm đầu tiên của Hệ Mặt Trời, các thiên thể thuộc vòng trong Hệ Mặt Trời đã phải hứng chịu nhiều cuộc va chạm dữ dội từ các thiên thạch kích thước lớn. Vụ va chạm tạo ra Caloris có khả năng đã xảy ra sau thời gian mà hầu hết các đợt công phá nặng nề (heavy bombardment) đã kết thúc, bởi vì có ít hố va chạm được nhìn thấy trên bề mặt của nó hơn so với các khu vực có kích thước tương đương bên ngoài miệng hố. Các vùng trũng va chạm tương tự trên Mặt Trăng như Mare ImbriumMare Orientale, có lẽ hình thành cùng thời gian, cho thấy có một 'sự gia tăng đột biến' các va chạm lớn vào cuối giai đoạn công phá hành tinh dữ dội của Hệ Mặt Trời thuở sơ khai.[9] Dựa trên ảnh chụp của MESSENGER, tuổi của Caloris đã được xác định là từ 3,8 đến 3,9 tỷ năm.[1]

Một khu vực có tương tác hấp dẫn cao, còn được gọi là vùng dị thường trọng lực (mascon), nằm ở tâm Caloris Planitia.[10] Hầu hết các vùng trũng va chạm lớn trên Mặt Trăng, chẳng hạn như Mare Imbrium và Mare Crisium, cũng là các địa điểm mascon.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Caloris Planitia http://www.universetoday.com/34568/caloris-basin/ http://www.planetary.brown.edu/pdfs/3748.pdf http://messenger.jhuapl.edu/gallery/sciencePhotos/... http://messenger.jhuapl.edu/gallery/sciencePhotos/... http://www.agu.org/pubs/crossref/2001/2000JE001384... https://www.guinnessworldrecords.com/world-records... https://www.newscientist.com/article/dn13257-bizar... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1976Icar...28..6... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/2014GeoRL..41.60... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1977ARA&A..15......